THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

VietNamNet bị tấn công DOS lớn chưa từng có

4 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sealight

Sealight
Thành Viên Đồng
Thành Viên Đồng

Trong vài ngày qua, báo VietNamNet đã phải hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS) ở quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam, xuất phát từ một mạng lưới khổng lồ gồm hàng chục ngàn máy tính bị nhiễm virus.

VietNamNet bị tấn công DOS lớn chưa từng có  20110107160152_Vietnamnet-bi-tan-cong
Độc giả vẫn có thể truy cập vào trang chủ báo VietNamNet nhưng tốc độ đọc khá chậm do đang bị tấn công DOS.

Bắt đầu từ cuối ngày 04/01/2011, lưu lượng truy cập vào trang chủ báo VietNamNet tại địa chỉ http://vietnamnet.vn tăng nhanh một cách bất thường, lên tới hàng trăm ngàn kết nối tại một thời điểm.

Với lượng độc giả truy cập hàng ngày, số lượng kết nối tại một thời điểm chỉ ở mức dưới một trăm ngàn. Nên việc tại một thời điểm có tới hàng trăm ngàn kết nối liên tục (bao gồm cả của các độc giả thông thường) tới máy chủ web đã khiến băng thông đường truyền mạng bị quá tải. Do vậy, độc giả truy cập vào báo VietNamNet sẽ bị tắc nghẽn ngay từ đường truyền và báo lỗi không tìm thấy máy chủ, phải truy cập vài lần mới mở được trang web.

Theo cách hình dung đơn giản, việc truy cập của độc giả đọc báo thông thường giống như việc đi một chiếc xe trên con đường rộng để đến một địa điểm A để lấy hàng hóa (dữ liệu) rồi quay trở về. Tuy nhiên, hành động tấn công từ chối dịch vụ giống như việc cùng lúc huy động hàng trăm ngàn chiếc xe cùng đi vào một con đường đến địa điểm A dẫn tới việc tắc nghẽn đường, khiến những người có nhu cầu thực sự (độc giả đọc báo) không thể đi tới điểm A.

Trên thực tế, báo VietNamNet đã từng bị tấn công DOS nhiều lần nhưng ở quy mô vài chục ngàn kết nối tại một thời điểm nên băng thông hệ thống và công suất các máy chủ vẫn có thể chịu đựng được. Trong cuộc tấn công DOS đang diễn ra, kẻ thủ ác đã thể hiện khả năng rất chuyên nghiệp khi huy động một mạng lưới botnet với lượng máy lên tới hàng chục ngàn máy tính.
Đôi nét về tấn công từ chối dịch vụ

Tấn công DOS có một vài phương thức khác nhau, nhưng đều giống ở đặc điểm là “dội bom” một lượng truy cập đồng thời và liên tục để khiến máy chủ website bị quá tải. Trong thế giới bảo mật, DOS được xem là một thủ đoạn cơ bản và chỉ tập trung vào mục tiêu phá hoại.

Hình thức DOS cổ điển là dùng một hệ thống máy chủ công suất lớn nhồi truy vấn liên tục vào mục tiêu gây tắc nghẽn, nhưng dễ bị ngăn chặn vì chỉ xuất phát từ một số địa chỉ IP cố định. Hình thức DOS ở cấp cao hơn là lợi dụng một website có lượng truy cập lớn, hacker chèn lén vào website một file flash (có thể ẩn trong một hình ảnh quảng cáo) để tất cả những người truy cập website đều vô tình tham gia vào việc tấn công DOS vào một website mục tiêu nào đó. Tuy nhiên, hình thức này cũng có thể hóa giải được nếu xác định được website đang bị cài lén để yêu cầu các ISP chặn truy cập vào website đó.

Hình thức DOS tinh vi nhất là sử dụng botnet, là một mạng lưới gồm rất nhiều các máy tính đã bị nhiễm virus ngầm chiếm quyền điều khiển (còn gọi là zombie hay máy tính thây ma). Virus ẩn trong máy sẽ nhận lệnh tấn công qua mạng và hacker có thể ấn định thời điểm, mục tiêu tấn công và “ra lệnh” cho đội quân botnet này tấn công theo ý mình. Đây chính là hình thức đang được hacker sử dụng để tấn công báo VietNamNet.

Hình thức tấn công DOS bằng botnet rất khó ngăn chặn vì các máy tính ở phân tán nhiều nơi, với vô số địa chỉ IP khác nhau nên nếu không truy tìm được máy chủ ra lệnh tấn công và điều khiển botnet thì không thể ngăn chặn hết được.

Quy mô lớn chưa từng có


Theo đánh giá của một chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, “đàn botnet” đang được sử dụng để tấn công báo VietNamNet có quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam, với số lượng trên 50.000 máy tính bị nhiễm virus. Để “chăn” được đàn botnet này phải là hacker chuyên nghiệp, tạo được virus có khả năng ẩn mình rất tốt để tránh bị các phần mềm diệt virus phát hiện, cũng như đã phát tán từ rất lâu để lên được số lượng lớn như vậy.

Nếu so sánh với cuộc tấn công vào hàng loạt website của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng 7/2009, chuyên gia của US-CERT nhận định quy mô của mạng botnet cũng chỉ ở mức 40.000 đến 60.000 máy tính zombie. Nên sẽ không quá lời khi đánh giá vụ tấn công DOS đang nhằm vào VietNamNet không chỉ là chưa từng có ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh với vụ tấn công DOS gây chấn động thế giới năm 2009.

Hiện tại, báo VietNamNet đang phối hợp với các cơ quan an ninh phòng chống tội phạm công nghệ cao, Trung tâm ứng cứu máy tính khẩn cấp VNCERT, các ISP trong nước và các đơn vị đối tác để khắc phục sự cố, ứng cứu về đường truyền, hạ tầng mạng... Tuy nhiên do quy mô rất lớn của cuộc tấn công nên độc giả vẫn sẽ gặp khó khăn khi truy cập vào đọc báo.

Trong lúc gặp sự cố, báo VietNamNet cũng vô cùng cảm kích khi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ ứng cứu tự nguyện, chí tình từ các đơn vị đối tác như Zing, CMC Infosec, VTC để bạn đọc có thể truy cập vào vietnamnet.vn trở lại.

Chúng tôi kính mong bạn đọc VietNamNet thông cảm về tốc độ truy cập, cũng như cập nhật phiên bản diệt virus mới nhất và tắt máy khi không sử dụng để tránh bị hacker phát tán virus nhằm huy động vào cuộc tấn công DOS này.

* VietNamNet

http://vn.360plus.yahoo.com/vietlspt

hieuevn

hieuevn
Thành Viên Vàng
Thành Viên Vàng

VietnamNet không nhờ các trung tâm lớn điều tra và tiêu diệt như Kas Lab, Bkav nhỉ?

bttdtt


Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

bttdtt


Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

Thêm về Vietnamnet, cái này là cũ rồi nhưng ko biết có liên quan gì đến hiện tại ko.
Vietnamnet lại bị tấn công, "lộ hàng" trên chính website của mình
VietNamNet bị tấn công DOS lớn chưa từng có  ImageView
Giao diện trang chủ Vietnamnet bị các hacker thay đổi toàn bộ nội dung.(Ảnh chụp lúc 5 giờ sáng 6/12)
ICTnews – Khoảng 5 giờ sáng nay (06/12), toàn bộ giao diện trang chủ của báo điện tử Vietnamnet đã bị biến dạng và thay bằng những bài viết công bố những tài liệu "nội bộ" của chính báo này.

Bài viết hiện diện trên website của Vietnamnet khoảng hơn 3 giờ đồng hồ và hiện đã được gỡ xuống.

Theo tìm hiểu ban đầu, bài viết này cung cấp các đường liên kết (link) chứa nhiều thông tin được cho là tài liệu nội bộ của báo điện tử Vietnamet như cơ sở dữ liệu dự phòng, các tài liệu báo cáo hoạt động cũng như mã nguồn hệ thống quản trị nội dung của Vietnamnet.

Các tài liệu này mặc dù đã được Vietnamnet gỡ xuống nhưng cũng đã nhanh chóng phát tán trên mạng, đặc biệt là trên các diễn đàn và các website tổng hợp tin tức.

Trao đổi qua điện thoại với ICTnews, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet, cho biết bài viết đó bị chèn vào qua hệ thống quản trị nội dung (CMS). Vietnamet đã gỡ bài viết và tiến hành điều tra vụ việc.
VietNamNet bị tấn công DOS lớn chưa từng có  ImageView
Ảnh chụp lúc 8 giờ sáng.

Trả lời ICTnews về sự việc này, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng BKIS cho rằng khác với lần tấn công trước, lần này hacker đã chiếm đoạt được CMS thông qua tài khoản biên tập viên hoặc admin và thay đổi toàn bộ nội dung các bài viết.

"Cuộc tấn công lần này có thể không gây nhiều tổn thất như cuộc tấn công lần trước nhưng hacker đã kiểm soát được toàn bộ nội dung của trang báo điện tử Vietnamnet", ông Đức nói.

Theo ông Đức, nhiều khả năng cuộc tấn công lần này là do người "trong nhà" gây ra nhưng cũng không loại trừ các khả năng khác.

Trước đó, vào ngày 22/11, website Vietnamnet đã bị hacker tấn công thay đổi giao diện, kiểm soát toàn bộ máy chủ và xóa bỏ toàn bộ dữ liệu trên máy chủ đó của Vietnamnet.

Cập nhật lúc 3h15 phút ngày 6/12:

Trao đổi với ICTnews qua điện thoại vào lúc 3 giờ chiều, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng đối tượng tấn công chèn dữ liệu lên website Vietnamnet sáng nay là từ bên ngoài, không phải từ nội bộ.

"Cơ quan điều tra và Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) đang điều tra, chắc chắn sẽ không ai dám liều lĩnh thực hiện cuộc tấn công, nhất là những người trong nội bộ", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn thừa nhận những tài liệu bị hacker chèn vào website qua hệ thống quản trị CMS và được phát tán mạng đều là những tài liệu kinh doanh của Vietnamnet nhưng không chắc đảm bảo tính chính xác bởi có thể đã bị hacker sửa đổi.

Nguyễn Khiêm

(theo ICT news)

hieuevn

hieuevn
Thành Viên Vàng
Thành Viên Vàng

Admin

Admin
Admin
Admin

Khắc phục các lỗi khi truy cập VietNamNet

Hiện tại độc giả có thể truy cập vào trang chủ VietNamNet thông qua địa chỉ chính là http://vietnamnet.vn. Nếu độc giả trong nước không truy cập được địa chỉ này thì có thể truy cập vào địa chỉ http://wwwz.vietnamnet.vn. Trong trường hợp độc giả đang ở nước ngoài và không truy cập được vào các domain này, có thể thử lại với tên miền http://www.vietnamnet.vn hoặc http://news.vietnamnet.vn.

Ngoài ra, khi tìm kiếm trên Google các tin bài cũ đã đăng trên VietNamNet, độc giả có thể gặp tình trạng bấm vào kết quả tìm kiếm thì không mở đến được bài viết cần tìm mà lại quay về trang chủ. Khi gặp trường hợp này, quý độc giả có thể lựa chọn mục “đã lưu trong bộ nhớ cache” (hoặc mục Cached) ở cuối mỗi kết quả tìm kiếm để sao chép (copy) đường link gốc đã được lưu.

Sau khi dán (paste) đường link này vào ô địa chỉ truy cập của trình duyệt web, quý độc giả chỉ cần xóa bớt phần sub-domain (www. hoặc www77. www55….) để tên miền gốc trở về http://vietnamnet.vn/ và giữ nguyên phần sau là có thể truy cập trực tiếp vào tin bài cũ như bình thường.

Trong những ngày tới, VietNamNet sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị triển khai thêm những công nghệ chống tấn công DDOS tăng cường, đồng thời phối hợp với các đơn vị phòng chống virus để phát hiện được virus của mạng lưới botnet, từ đó giảm dần quy mô tấn công của botnet này. Theo thông tin mới nhất, cơ quan điều tra đã có những kết quả bước đầu trong việc truy tìm các máy tính đã tham gia vào botnet để phân tích mẫu virus.

Tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên VietNamNet xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới những đơn vị bạn đã ứng cứu để đưa VietNamNet trở lại với độc giả sau khi website báo bị tấn công DDOS trong những ngày vừa qua.

VietNamNet rất mong nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần của quý độc giả trong lúc gặp sự cố này, cũng như các thông báo khi phát hiện máy tính có dấu hiệu bị nhiễm virus của botnet đang tấn công VietNamNet. Để tránh bị nhiễm virus, quý độc giả nên cập nhật các phiên bản phần mềm diệt virus mới nhất và tắt máy tính hoặc ngắt kết nối mạng khi không sử dụng.

*

VietNamNet

https://doanccqls.forumvi.com

hieuevn

hieuevn
Thành Viên Vàng
Thành Viên Vàng

Chà, vẫn chưa tìm ra chủ mưu là ai. Mà tớ cũng ít đọc báo này nên cũng không lo.

hieuevn

hieuevn
Thành Viên Vàng
Thành Viên Vàng

Bất lực trước “quái thú” DDOS?

Giới an ninh mạng gọi hình thái tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) là “quái thú” bởi những thuộc tính tàn độc của phương thức tấn công này. Kiểu đánh DDOS làm nạn nhân lâm vào tình trạng để bị đánh cũng “chết”, mà đầu tư lớn mua thêm “áo giáp” để chống đỡ cũng... “chết” tiền. VietnamNet đã may hơn khi đang có sự hỗ trợ từ hai đại gia về hạ tầng mạng là VNG và VTC.

Màn khởi động

Thông thường, khi bắt đầu tấn công DDOS vào một mục tiêu nào đó, tin tặc phải đánh thức mạng botnet mà hắn đã gây dựng trước đó, bởi mã độc mà tin tặc đã cài vào máy tính của người dùng từ trước, dù cố ngủ yên trong thời gian dài, nhưng vẫn có thể bị phần mềm diệt virus loại bỏ. Do vậy, việc đánh thức đội quân “thây ma” này (zombies) thường đi kèm với một liều thuốc thử: Tấn công thử một trang web nào đó trước khi mở chiến dịch thật. Một sự kiện ít được chú ý là ngày 3.1 - trước khi VietnamNet bị tấn công hơn 1 ngày - trang thongtincongnghe.com đã bị DDOS trong gần 48 giờ và bị tê liệt hoàn toàn bởi khoảng 50 nghìn kết nối từ các zombies.

VietNamNet bị tấn công DOS lớn chưa từng có  Vnnjpeg-024357

Đến khi VietnamNet bị DDOS từ ngày 4.1 thì cũng là lúc trangthongtincongnghe.com được sống lại, không còn là mục tiêu của tin tặc nữa. Dù chưa thể khẳng định mối liên quan của hai cuộc tấn công này, nhưng nhìn về quy mô và thời điểm thì có thể không loại trừ khả năng một tác giả cho cả hai vụ DDOS này.

“Truy sát”

Quy mô lớn, liên tục, kéo dài, số lượng “thây ma” ổn định, liên tục chuyển hướng tấn công theo phản ứng chống đỡ của nạn nhân là những đặc tính chủ yếu về chiến dịch DDOS nhằm vào VietnamNet. Theo thông tin từ báo điện tử này, có ít nhất 300 nghìn địa chỉ mạng (IP) phân bố rải rác khắp nơi và từ tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở Việt Nam tấn công vào VietnamNet. Chưa hết, số lượng IP tại mỗi thời điểm tấn công không lặp lại.

“Chúng tôi chưa có thống kê cụ thể, nhưng tỉ lệ thay mới các dải IP tấn công vào VietnamNet là khoảng 20 – 30%” – ông Bùi Bình Minh - trợ lý Tổng Biên tập VietnamNet cho biết. Mức độ ổn định của các luồng tấn công gây rất nhiều khó khăn cho đội kỹ thuật của báo điện tử này. “Số lượng zombies có suy giảm vào ban đêm (thời điểm người dùng tắt máy – PV), nhưng lại tăng cao vào ban ngày. Ở lúc cao điểm, chúng tôi chuyển 1/8 lưu lượng tấn công sang một hệ thống khác nhờ xử lý giúp, nhưng băng thông 2Gbps của hệ thống này lập tức bị nghẽn” – một chuyên gia bảo mật tham gia ứng cứu cùng VietnamNet cho biết (băng thông của VietnamNet được coi là “khủng” cũng mới lên đến 1Gbps – PV).

Kịch bản tấn công

Hiện thủ phạm vẫn biệt tích và trong khi chờ đợi cơ quan điều tra làm rõ, có quá nhiều giả thuyết được đưa ra. Một luồng ý kiến cho rằng, kẻ tấn công áp dụng từng cung bậc tấn công, mua chuộc một nhân viên nào đó ở VietnamNet hoặc đánh cắp các thông tin nội bộ của báo điện tử này rồi dựa vào đó chi tiền thuê tin tặc nước ngoài tấn công. “Để xây dựng hoặc tự mua một botnet cỡ vài ngàn zombies thì rất dễ; nhưng để tạo ra một mạng botnet quy mô như đang đánh VietnamNet thì tin tặc phải ở trình độ rất cao, mà nhiều khả năng là tin tặc nước ngoài” – chuyên gia tham gia ứng cứu VietnamNet cho biết. Cũng theo chuyên gia này, “giá trị” của mạng botnet cỡ này nếu đem bán có thể kiếm được ít nhất 1 tỉ đồng. Tham khảo một số dịch vụ mua botnet của thế giới ngầm - tùy vào vùng lãnh thổ và chất lượng - giá cho mỗi mã độc được cài vào 1.000 máy người dùng (chưa phải là
zombie) dao động từ 9 – 250USD.

Một chuyên gia bảo mật khác - hiện đang giữ hệ thống của một ngân hàng lớn ở Việt Nam (xin không nêu tên) - cho rằng: “Thường thì tin tặc dùng DDOS để mở màn, làm cho đối phương mệt mỏi chống đỡ và để lộ sơ hở, từ đó chuyển hình thái tấn công khác. Với VietnamNet, DDOS đang là biện pháp cuối cùng, cho thấy phương án này có vẻ nằm ngoài kế hoạch và tin tặc có quyết tâm cao đánh VietnamNet đến cùng”. Cũng theo chuyên gia này, DDOS là hình thái tấn công rất khó đỡ. Hoặc nạn nhân phải gia tăng đầu tư cho hạ tầng, hoặc xây dựng các giải pháp lọc để chặn các truy vấn ma. “Không ai dám khẳng định có thể xây dựng một giải pháp triệt để để lọc hết truy vấn ma. Mình phải tùy biến theo tin tặc thôi. Mình đứng ngoài sáng, kẻ tấn công ở trong bóng tối. Mình bị động, kẻ tấn công luôn chủ động. Do vậy, chống đỡ là hết sức khó khăn” – chuyên gia này cho biết.

Câu chuyện “VietnamNet bị hack” vẫn chưa có hồi kết. Các luồng tấn công đang tiếp tục được duy trì. VietnamNet may mắn có được sự tương trợ của các đối tác, bởi nếu sự hỗ trợ hiện nay được quy thành dịch vụ tính tiền thì thiệt hại về kinh tế của VietnamNet là cực lớn. Sẽ là quá sớm để đưa ra một kết luận nào, nhưng câu chuyện VietnamNet đáng được các báo điện tử nói riêng và các trang cung cấp dịch vụ trực tuyến nói chung xem xét để chuẩn bị cho mình khả năng ứng phó. Lao Động sẽ trở lại vụ việc này khi có diễn biến mới.

Theo: Đỗ Trọng - Báo Lao Động

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết