THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Cuộc sống của công dân thứ 6 tỷ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

chidoancaolang


Thành Viên Mới
Thành Viên Mới


Adnan Mevic có một khởi đầu khác thường. Mới 2 ngày tuổi, cậu được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc ấy là Kofi Annan đến thăm tại bệnh viện Sarajevo, nơi cậu chào đời. Đó là năm 1999, và cậu bé được mệnh danh công dân thứ 6 tỷ của thế giới.



Bức ảnh của cậu được cả năm châu biết đến. Đó là một lựa chọn hình thức, tất nhiên. Không ai biết chính xác công dân thứ 6 tỷ là ai, và sau một thập kỷ chiến tranh ở Balkans, Sarajevo dường như là địa điểm thích hợp để lựa chọn một em bé mới sinh đặt biểu trưng cho sự hy vọng của loài người.

Cha mẹ đặt tên cậu bé là Adnan, theo tên ông Kofi Annan. Đó là cái tên Bosnia gần gũi nhất mà họ có thể tìm thấy.

Cuộc sống của công dân thứ 6 tỷ Congdan1
Cậu bé Adnan - công dân thứ 6 tỷ của thế giới giờ sống rất khó khăn với gia đình. Ảnh: ABC.
ABC cho biết giờ đây, đang học lớp 7, cậu bé sống trong căn hộ một phòng ngủ ở thành phố Visoko của Bosnia cùng cha mẹ mình. Thời gian quá khắc nghiệt với gia đình em. Cha của Adnan ốm đau triền miên với bệnh ung thư ruột kết và không thể làm việc. Mẹ em mất việc trong một nhà máy dệt 3 năm trước. Adnan được chẩn đoán có một lỗ thủng nhỏ trong tim. Họ sống nhờ vào thu nhập 350 đôla mỗi tháng và không thể chi trả được các chi phí y tế cần thiết.

"Chúng tôi không bao giờ nghe thấy Liên Hợp Quốc nữa. Chúng tôi chẳng bao giờ nhận được thứ gì từ họ, ngay cả cái thiếp mừng sinh nhật", mẹ cậu, chị Fatima cho biết.

Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 31/10/2011 là ngày chính thức đánh dấu thời khắc dân số thế giới đạt 7 tỷ. Thực tế,có thể đã có em bé thứ 7 tỷ đó từ lâu rồi, hoặc em bé ấy sẽ ra đời vào năm tới. Thật khó để nói chính xác, khi mà mỗi ngày có nửa triệu em bé được sinh ra.

Lần này, Liên Hợp Quốc đã quyết định không chọn một em bé cụ thể, và phát ngôn viên của Tổng thư ký Ban Ki-moon không giải thích tại sao.

"Chúng tôi thực sự không biết chính xác quốc gia và thời điểm em bé thứ 7 tỷ đó được sinh ra. Tuy nhiên, quỹ dân số Liên Hợp Quốc đã mời tất cả các quốc gia cùng chọn ra một em bé biểu tượng thứ 7 tỷ vào ngày 31/10".

Cuộc chạy đua của loài người mãi đến gần đây mới tăng tốc. Sau khi tăng trưởng chậm trong suốt lịch sử thế giới (mãi đến năm 1800 dân số thế giới mới đạt một tỷ đầu tiên), dân số toàn cầu đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 50 năm qua. Số lượng người sinh ra mỗi năm hiện là 78 triệu người, tương đương với cả nước Đức.

Mức tăng đó đang chậm lại, nhưng một vài nhà nhân khẩu học cho biết có thể sẽ có 10 tỷ người cùng chia sẻ hành tinh xanh vào cuối thế kỷ này. Hầu hết công dân mới sẽ xuất hiện tại các nước đang phát triển, trong các đô thị, với phần lớn ở châu Phi và Ấn Độ.

Cột mốc 7 tỷ hôm nay là "một thách thức, một cơ hội và một lời kêu gọi hành động", Liên Hợp Quốc cho biết. "Dân số kỷ lục có thể được nhìn nhận theo nhiều góc độ, như là một sự thành công của loài người vì điều đó có nghĩa là con người đang sống lâu hơn và hầu hết con cái của chúng ta đều sống sót. Nhưng không phải ai cũng được lợi từ sự thành công đó".

"Thay vì hỏi những câu hỏi như 'Có quá nhiều người không?', thì nên hỏi 'Mình có thể làm gì để cuộc sống của thế giới này tốt hơn?'".

Với cậu bé 12 tuổi Adnan Mevic, điều đó có nghĩa là sẽ giúp được cho cha. "Điều cháu mong muốn nhất là cha cháu được chữa trị", cậu bé nói.
T. An

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết