THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Có hay không thuật thôi miên cướp của?

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

VBARD


Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

Cho đến nay, khoa học chưa chứng minh có hiện tượng gọi là "thôi miên" để thực hiện một hành vi trái với ý muốn của người bị xâm hại.
Dư luận những ngày qua khá xôn xao về vụ cướp tiệm vàng lạ lùng xảy ra ở Quảng Ngãi sáng 21-10. Vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên môn y học, có hay không những loại thuốc mê có thể ngấm vào cơ thể mà nạn nhân không hay biết? Thuật thôi miên chi phối như thế nào đến sức khoẻ tâm thần của con người?

Có hay không thuật thôi miên cướp của? 3_7_1319447322_52_1319179729-1

Chủ tiệm vàng Tín Huy đã "ngoan ngoãn" đưa tiền vàng cho tên cướp

Vẫn chỉ là chuyện đồn đoán

Trước đó, ở một số nơi cũng đã có không ít vụ cướp tài sản được mô tả lại chỉ với một lời nói, một ánh mắt mà có thể khiến nạn nhân như vật vô tri, bảo gì làm nấy. Không ít người đã nhận thức, đề phòng với những cảnh báo này. Nhưng khi bị rơi vào cuộc, nạn nhân lại không thể tự thoát ra để cứu lấy mình.

Theo nhiều nhà khoa học và căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, không thể xác định đâu là nguyên nhân khiến cho nạn nhân rơi vào trạng thái mê muội, rồi đưa hết tài sản cho kẻ xấu. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán một số trạng thái do hít phải hoá chất gây mê có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm mất hoàn toàn ý thức, phản xạ và mọi cảm giác của người sử dụng.

Trong các vụ án, các loại tội phạm thường lợi dụng phản ứng của thuốc để lừa nạn nhân. Khi hấp thụ thuốc, nạn nhân sẽ bị bất động, ngủ say và hoàn toàn không hay biết, tự chủ những hành động của mình. Một số loại thuốc an thần thể nhẹ cũng gây cho nạn nhân cảm giác không kiểm soát được lý trí.

Hiện tại, thuốc gây mê có hai dạng phổ biến: thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch để khởi mê nhanh và thuốc gây mê bay hơi thể khí được dùng qua đường hô hấp để duy trì trạng thái mê. Bên cạnh đó, còn có loại chất gây mê qua da. Đây thực chất là một loại á phiện, chỉ được dùng trong hệ thống y tế, có sự chỉ định và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên, không ngoại trừ thuốc có ở những cơ sở bán thuốc trái phép. Tội phạm có thể sẽ lợi dụng loại thuốc này để chiếm đoạt tài sản người dân. Bằng cách nào đó, kẻ trộm để da của nạn nhân vô tình bị bôi thuốc mê qua một cái nắm tay, một cú va chạm tưởng vô tình, chỉ trong vài giây nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái không tỉnh táo, lọt vào bẫy kẻ trộm. Tuy nhiên, mọi giải thích cũng chỉ ở khía cạnh phỏng đoán, tìm hiểu nguyên nhân của một vấn đề cần dựa vào các cơ quan điều tra chức năng.

Với vụ cướp tiệm vàng Tín Huy ở Quảng Ngãi, cho đến giờ, mọi nghi án từ vụ cướp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân xác thực. Tuy nhiên, nếu nạn nhân bị ngấm thuốc mê, người ngoài có thể nhận thấy thông qua gương mặt của họ: nạn nhân có biểu hiện lờ đờ, gương mặt mệt mỏi, không tỉnh táo, nói năng những câu ngớ ngẩn, vô nghĩa.

Từ trước tới nay, những vụ trộm cướp tài sản do thôi miên chỉ là tin đồn thất thiệt. Bởi không có bất cứ một chuyên gia thôi miên nào dù tài năng đến đâu có thể làm được điều này. Theo Phân tâm học của Sigmund Freud, trạng thái thôi miên là sự thay đổi từ bên trong của cơ thể, là hệ thống có kỹ thuật, phương pháp rõ ràng chứ không chỉ là tạo cảm giác ảo, hoặc đánh lừa thị giác, thính giác bề ngoài như ảo thuật. Sử dụng thôi miên để lừa gạt là điều không thể xảy ra. Mọi hành động, ám thị trong thôi miên phải được thân chủ đồng ý và thích với tinh thần thoải mái, tự nguyện, nếu không ám thị đó sẽ bị đẩy ngược trở lại, không có tác dụng.

Khi chấp nhận được thôi miên, cơ thể con người thay đổi thật sự, ngay cả tuyến hormon, hoá chất sinh học trong cơ thể cũng thay đổi. Thực chất, những người bị thôi miên không hề “ngoan ngoãn” mà họ hoàn toàn có ý thức tự chủ chứ không phải bị sai khiến, và họ cũng không rơi vào trạng thái nửa ngủ nửa mê mà đó chỉ là biểu hiện của sự tập trung quá mức. Để thoát ra khỏi trạng thái thôi miên, cần phải trải qua giấc ngủ, sau đó sẽ hoàn toàn không nhớ những gì đã hành động trước đó.

Tâm trạng của người được thôi miên cũng hoàn toàn khoẻ khoắn, chứ không hề mệt mỏi như những nạn nhân trong các vụ trộm cắp. Thôi miên chỉ xảy ra khi và chỉ khi có sự hợp tác của người bị thôi miên. Không ai có thể ép người bị thôi miên làm những gì mà họ không muốn làm, người bị thôi miên có thể chấp nhận hay từ chối các gợi ý. Nếu những lời gợi ý không phù hợp, người bị thôi miên ngay lập tức sẽ thoát ra khỏi trạng thái thôi miên nếu họ muốn.

Đâu là sự thật trong vụ “cướp” tiệm vàng ở Quảng Ngãi?

Qua những thông tin ban đầu về vụ việc, lời khai của chủ tiệm vàng, có thể thấy vụ án có rất nhiều vấn đề cần làm rõ. Từ trước đến nay chưa từng có vụ cướp nào mà nạn nhân tự nguyện lấy tiền bạc, tài sản của mình để giao cho kẻ cướp trong tình trạng bị mê, mất kiểm soát, mất ý thức về hành vi của mình như lời khai của bà chủ tiệm vàng. Trong cuộc sống có thuật thôi miên, nhưng nói là dùng thuật này để đi cướp là chưa từng có và thiếu cơ sở khoa học.

Mấy ngày qua, các báo đều đưa thông tin “bị cướp” ở tiệm vàng Tín Huy. Nhưng căn cứ thông tin từ camera của tiệm vàng cho thấy, kẻ phạm tội không dùng vũ lực hay có hành vi đe dọa khác mà tự người bị hại thực hiện hành vi giao vàng, tiền. Đây cũng chưa hẳn là sự “cưỡng đoạt tài sản”. Bởi cưỡng đoạt tài sản thể hiện việc một người tìm mọi cách làm cho người có tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Ở tội danh này nghi can cũng phải có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên qua những thông tin bước đầu có được thì người bị hại không hề bị sợ hãi dẫn đến việc phải giao tài sản cho nghi can.

Đã có những đồn đoán rằng chủ tiệm vàng trúng một loại thuốc mê của tên cướp, cũng có người nhận định do bị thôi miên, cũng có ý kiến nghi ngờ đây là “màn kịch”. Hiện nay, việc tiệm vàng Tín Huy bị cướp khiến nhiều tiểu thương ở chợ Châu Ổ mất ăn mất ngủ vì họ đã tin tưởng và gửi nhiều tiền, vàng cho tiệm vàng này để lấy lãi.

Hiện khoa học chưa chứng minh có hiện tượng gọi là "thôi miên" hay dùng tà thuật nào đó để thực hiện một hành vi trái với ý muốn của người bị xâm hại. Nếu như xảy ra khả năng đối tượng phạm tội dùng một loại thuốc nào đó tác động vào nạn nhân trong một thời gian ngắn, khiến nạn nhân không kiểm soát được mình và tự làm theo yêu cầu của hung thủ thì có thể phải xem là một loại tội phạm mới, cần có sự nghiên cứu và đánh giá của các cơ quan chức năng.




Nguồn : 24h.com.vn


Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết